ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (ANGELICA ACUTILOBA KIT.) VÀ CÂY ĐAN SÂM (AALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) TRỒNG TẠI XÃ HỒNG THÁI, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

Các tác giả

  • Đào Thị Thu Hà Trường Đại học Tân Trào
  • Nguyễn Văn Giáp Trường Đại học Tân Trào
  • Trần Thị Nhung Trường Đại học Tân Trào
  • Đào Thu Huế Trung tâm Nghiên cứu cây thuốc Sapa, Viện Dược Liệu
  • Chu Thị Thúy Nga Trung tâm Nghiên cứu cây thuốc Sapa, Viện Dược Liệu

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/685

Từ khóa:

Đương quy Nhật Bản, Đan sâm, Di thực, Tuyên Quang, năng suất.

Tóm tắt

Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kit.) được di thực vào Việt Nam từ năm 1990 và Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge) được di thực vào Việt Nam từ những năm 1960 từ Trung Quốc. Hiện nay, cả 2 loại dược liệu được trồng và phát triển ở nhiều nơi, đây là 2 cây dược liệu quý, là cây thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc đông y, là những vị thuốc có thể thay thế để chữa các bệnh về thiếu máu, đau đầu, suy nhược cơ thể, viêm khớp, hạn chế ung thư và các bệnh về tim mạch, … Là cây yêu cầu sinh thái ưa khí hậu mát mẻ, khi trồng ở độ cao trên 800 m sẽ cho các hoạt chất dược liệu cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khi trồng 2 loại dược liệu này ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đường kính củ đạt 0,79 cm, chiều dài củ 27,8 cm, năng suất đạt 68,8 g/cây đối với cây Đan sâm; đạt 1,80 cm về đường kính củ, 19,0 cm về chiều dài củ và năng suất đạt 116,0 g/cây đối với cây Đương quy. Bệnh hại chính trên cây Đan sâm là thối rễ, thối gốc với mức độ rất phổ biến; đối với cây Đương quy bệnh thối rễ, thối gốc không xuất hiện nhưng xuất hiện sâu hại chủ yếu gồm ốc sên nhỏ và sâu cuốn lá, với mức độ ít phổ biến. Nhìn chung, khả năng sinh trưởng và phát triển của 2 loài cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Na Hang cũng như các địa phương có điều kiện tương đồng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Cuong,P.A., Hung, H.T. (2021). Effect of Borax fertilizer (Na2B4O7.10H2O) on Female ginseng grown on red basalt soil in Lam Dong province. Journal of Agriculture and Rural Development, 16, 43-49.

[2] Ha, D.T., Hien, P.T. (2015). Root rot disease on Dan ginseng plant in Vietnam. Vietnam Science and Technology Magazine, 3, 19-22.

[3] Hai, B.H., Trinh, N.T.T., Thanh, N.T.Y. (2019). Effects of some additional substrates on growth, yield and medicinal properties extracted from Female ginseng (Angelica acutiloba Kit.) grown in An Toan commune, An Lao district, Binh Dinh province. Science Magazine - Quy Nhon University, 3(13), 105-112.

[4] Hoat, N.B., Thuan,N.V., Tuy, P.D., Hao, L.K., Hung, D.M., & Hung, H. Q. (2001). Trial planting of Female ginseng (Angelica acutiloba Kit.) in 2 districts of Dong Van and Quang Ba - Ha Giang. Science and Technology Publishing House.

[5] Luat, N.Q., Viet, T.D., Nui, D.V., Lan,T.T & Vinh, L.T. (2014). Study on moving the Dan ginseng (Salvia miltiorrhiza Bunge) in Viet Nam. Journal of Pharmacologyc, 458, 65-70.

[6] Thanh, N.Y., Hải. B.H. (2021). Effects of the dose of microorganic fertilizers on the growth, yield and quality of Female ginseng (Angelica acutiloba Kit.) grown in An Toan commune, An Lao district, Binh Dinh province. Journal of Agriculture and Rural Development, 16, 68-75.

[7] Dan,N.V., Nhu, D.T., Chuong, B.X., Bich, D.H. (1990). Medicinal Plants in Viet Nam. Manila: WHO Regional Office for the Western Pacific.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-04-12

Cách trích dẫn

Dao Thi Thu, H., Nguyen Van, G., Tran Thi, N., Dao Thu , H., & Chu Thi Thuy, N. (2022). ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (ANGELICA ACUTILOBA KIT.) VÀ CÂY ĐAN SÂM (AALVIA MILTIORRHIZA BUNGE) TRỒNG TẠI XÃ HỒNG THÁI, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 7(24). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/685

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>