NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÁU DÒNG CHÈ ĐƯỢC TẠO RA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH

Các tác giả

  • Trần Thị Ngọc Diệp Trường Đại học Hùng Vương, Việt Nam
  • Hà Thị Thanh Đoàn Trường Đại học Hùng Vương, Việt Nam
  • Nguyễn Hải Đăng Trường Đại học Hùng Vương, Việt Nam
  • Nguyễn Lê Hoàng Trường Đại học Hùng Vương, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/751

Từ khóa:

Đặc điểm sinh học, dòng chè lai, lai hữu tính

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sáu dòng chè lai hữu tính: dòng  119, 216, 317, 232, 233, 212. Sau thời gian một năm tiến hành bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu về hình thái của thân cành, lá và búp của sáu dòng nghiên cứu thu được kết quả như sau: Các dòng chè  317, 232, 233, 212 có dạng thân gỗ, lá nhỏ, búp nhỏ hoặc trung bình. Riêng dòng  119, 216 có thân bụi, lá to trung bình và búp to, đặc trưng có khả năng sinh trưởng khỏe, tiềm năng cho năng suất cao. Hầu hết các dòng đều có ngoại hình đẹp, khối lượng búp vừa phải, lá màu xanh hoặc xanh vàng, búp thường có màu xanh, xanh vàng hoặc xanh phớt tím. Hai dòng chè lai là dòng  212 và dòng 233 có khả năng sinh trưởng khỏe hơn, cho năng suất cao hơn các dòng chè nhập nội và giống đối chứng Kim Tuyên. Dòng 212 cho năng suất cao nhất lên đến lên đến 4,92 tấn/ha và dòng 233 đạt  4,58 tấn/ha.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Cự, Nguyễn Văn Tạo (2004), “ Thành phần nguyên liệu các giống chè mới trồng tại Phú Hộ - Phú Thọ”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (5), Hà Nội.

[2] Ngô Xuân Cường (2011), Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao, Luận án Tiến sí kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội.

[3] Đỗ Văn Ngọc (2006), “ Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu”, Kết quả nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001- 2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 78 – 81.

[4] L. Rajanna and M. Ramakrishnan1* (2010), “Isozyme studies on some selected Camellia clones”, International Journal of Engineering Science and Technology, pp 6918-6921.

[5] Min- Jer Lu a, b, Chinshuh Chen b*, (2007): “Enzymatic tannase treatment of green tea increases in vitro inhibitory activity against N- nitrosation of dimethylamine ”.

[6] S.M. Kamunya, F.N. Wachira, R.S.Pathak, R.C.Muoki, J.K.Wanyoko, W.K.Ronno and R.K.Sharma (2009), “Quantitative genetic parameters in tea (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze)”, African Journal of Plant Science Vol. 3 (5), PP. 093- 101.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2022-07-12

Cách trích dẫn

Trần Thị Ngọc, D., Hà Thị Thanh, Đoàn, Nguyễn Hải, Đăng, & Nguyễn Lê, H. . (2022). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÁU DÒNG CHÈ ĐƯỢC TẠO RA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 8(2). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/751

Số

Chuyên mục

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ