MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ TRONG NÔM ĐƯỜNG LUẬT PHAN BỘI CHÂU THỜI KỲ Ở HUẾ

Các tác giả

  • Nguyễn Hải Yến Đại học Thái Nguyên

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/139

Từ khóa:

Đặc điểm ngôn ngữ Thơ Đường luật; Thơ Đường luật Phan Bội Châu; Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế

Tóm tắt

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về  ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

1. Phan Bội Châu, “Quan niệm của tôi đối với văn chương”, báo Đông Phương ngày 28 -10-1931;

2. Chu Trọng Huyến (1998), Truyện Phan Bội Châu, Nxb Nghệ An;

3. Nguyễn Ái Quốc (1925), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu;

4. Chương Thâu – Trần Ngọc Vương (2006), Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục;

5. Nguyễn Hữu Trí, Thơ văn Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn;

6. Trần Thị Lệ Thanh (2012), Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học Thái Nguyên;

7. Trần Anh Vinh, Chương Thâu (1987), Thơ văn Phan Bội Châu thời kì ở Huế (1926 – 1940), Nxb Thuận Hóa, Huế.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2020-12-08

Cách trích dẫn

Nguyễn Hải Y. (2020). MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ TRONG NÔM ĐƯỜNG LUẬT PHAN BỘI CHÂU THỜI KỲ Ở HUẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 3(5), 47–52. https://doi.org/10.51453/2354-1431/2017/139

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn