Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Xuân Vân tại tỉnh Tuyên Quang
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/268Từ khóa:
Bưởi Xuân Vân; đặc Ä‘iểm nông sinh hoÌ£c.Tóm tắt
Bưởi Xuân Vân có xuất xứ tại thôn Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay bưởi Xuân Vân đã phát triển thành vùng bưởi đặc sản của tỉnh Tuyên Quang. Để có những căn cứ khoa học và xác định ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân một cách hiệu quả và bền vững; việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học trên giống bưởi Xuân Vân là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học năm 2015 - 2016 cho thấy: Bưởi Xuân Vân có chiều cao cây: 611,8 - 677,5 cm; đường kính tán: 704,5 - 715,5 cm; đường kính gốc: 16,99 - 17,05 cm. Thời thời gian từ khi nở hoa đến tắt hoa kéo dài từ 22 đến 27 ngày. Thời điểm thu hoạch từ cuối tháng 9 đầu đến tháng 10. Trọng lượng quả: 0,906 - 0,912 kilogam/quả; số lượng quả: 96,5 -142,3 quả/cây; năng suất: 88,0 - 128,9 kg/cây; số hạt: 122,9 - 124,6 hạt/quả; số múi: 13,4 -13,43 múi/quả; độ Brix: 10,93 - 10,97%; tỷ lệ phần ăn được: 52,4 - 53,2%.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1.. Ngô Xuân Bình, Kỹ thuật trồng bưởi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 2010;
2. Cục Thống kê Tuyên Quang, Số liệu Thống kê nông lâm nghiệp - thuỷ sản, Nxb, Hà Nội, 2016;
3. Nguyễn Hữu Thọ, Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi diễn (citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, 2015;
4. Trần Thế Tục, Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1998;
5. Đỗ Năng Vịnh, Cây ăn quả có múi công nghệ sinh học chọn tạo giống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2008;
6. IBPGR, Descriptors for citrus, International Plant Genetic Resources Institute, 1999.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.