HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO IN VITRO CỦA CÁC CẶN CHIẾT LOÀI TỬ CHÂU LÁ TO (CALLICARPA MACROPHYLLA VAHL.) Ở THÁI NGUYÊN
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/553Từ khóa:
Callicarpa macrophylla Vahl, Callicarpa, Lu-1, Hep-G2 và MCF-7.Tóm tắt
Cây Tử châu lá to (Callicarpa macrophylla Vahl) được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa các bệnh như xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đòn ngã sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương… Cặn chiết tổng của thân, lá và quả của cây Tử châu lá to thể hiện hoạt tính gây độc in vitro trên ba dòng tế bào ung thư ở người (phổi: Lu-1, gan: Hep-G2 và vú: MCF-7) bằng phương pháp SRB với giá trị CS (%) trong khoảng từ 30,23 ± 1,5 đến 90,22 ± 0,15%. Trong đó, cặn chiết methanol tổng của lá cây Tử châu lá to (Callicarpa macrophylla Vahl) thể hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt với giá trị CS (%) trong khoảng từ 30,23 ± 1,5 đến 47,84 ± 2,1%. Phân đoạn n-hexane (L.CM.H) của lá Tử châu lá to biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào tốt hơn so với các phân đoạn ethyl acetate (L.CM.E) và methanol (L.CM.M) với giá trị CS (%) từ 12,49 ± 1,4 đến 20,18 ± 0,8%.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Phuong, V.X. (2007). Science and technics publishing house Flora of Vietnam Verbenaceae. Scientific & Technical Publishing, Hanoi, 6, 284, Vietnam.
[2] Jones William. P., Kinghorn A.D. (2008). Biologically active natural products of the genus Callicarpa. Current bioactive compounds 4(1): 15-32.
[3] Yanhua, T., Lianna, S., Meili, Guo., Wansheng, C. (2013). The medicinal uses of Callicarpa L. in traditional Chinese medicine: An ethnopharmacological, phytochemical and pharmacological review. Journal of ethnopharmacology, 146(2): 465-481.
[4] Chi, V.V. (2012). Dictionary on Vietnamese Medicinal Plants. Publishers of Medical, Ho Chi Minh City, 2, 198, Vietnam.
[5] Ho, P.H. (2000). Vietnamese plants. Tre Publishing House. Ho Chi Minh City, 213-216, Vietnam.
[6] Ban, N.T. (2003). Checklist of Plant Species of Vietnam. Agriculture Publishing House, Hanoi, 2, 284-286, Vietnam.
[7] Skehan, P., Storeng, R., Scudiero, D., Monks, A., McMahon, J., Vistica, D., Warren, J.T., Bokesch, H., Kenney, S., Boyd, M.R. (1990). New Colorimetric Cytotoxicity Assay for Anticancer-Drug Screening. Journal of National Cancer Institute 82(13): 1107-1112.
[8] Likhitwitayawuid, K., Angerhofer, C.K., Cordell, G.A., Pezzuto, J.M., Ruangrungsi, N. (1993). Cytotoxic and antimalarial bisbenzylisoquinoline alkaloids from Stephania erecta. Journal of Natural Products. 56(1): 30-38.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.