ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM IN VITRO CỦA THÂN CÂY KÊ HUYẾT ĐẰNG (MILLETTIA DIELSIANA HARMS) TẠI TUYÊN QUANG
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/555Từ khóa:
Millettia dielsiana, Millettia, định tÃnh, kháng viêm, IC50.Tóm tắt
Từ thân cây Kê huyết đằng (Millettia dielsiana Harms) đã xử lý và chiết mẫu thu nhận được các cặn chiết, trong đó cặn chiết tổng EtOH (220 g) và cặn chiết phân đoạn lần lượt là etyl axetat (MDE, 60 g), nước (MDW, 150 g). Phân tích định tính cặn chiết tổng của thân cây Kê huyết đằng chứa các nhóm chất thuộc steroid, alkaloid, flavonoid, coumarin, saponin và tannin. Thử hoạt tính kháng viêm của các cặn chiết thu nhận được từ thân cây Cỏ máu cho thấy, cặn tổng EtOH tại nồng độ 100 µg/ml có khả năng ức chế sản sinh NO mạnh và không gây độc cho cho tế bào với giá trị IC50 là 46,98 µg/ml. Đối với cặn MDE và MDW biểu hiện hoạt tính kháng viêm tốt với giá trị IC50 lần lượt là 33,07 µg/ml và 95,46 µg/ml.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
[1] Banzouzi, J.T., Prost, A., Rajemiarimiraho, M., Ongoka, P. (2008). Traditional Uses of the African Millettia species (Fabaceae). International Journal of Botany 4 (4): 406-420.
[2] Khoi, N.D. et al... (2003). List of plant species in Vietnam. Agriculture Publishers, 2, Vietnam.
[3] Bich, D.H., Chung, D.Q., Chuong, B.X., Dong, N.T., Dam, D.T., Hien, P.V., Lo, V.N., Mai, P.D., Man, P.K., Nhu, D.T., Lap, N., Toan, T. (2006). The medicinal plants and animals in Vietnam. Scientific & Technical Publishing, 1, Vietnam.
[4] Haoyu, Y. et al.. (2014). Bioactivity-guided isolation of anti-inflammation flavonoids from the stems of Millettia dielsiana Harms. Fitoterapia 95: 154-159.
[5] Dat, L.D. et al... (2019). Anti-inflammatory secondary metabolites from the stems of Millettia dielsiana Harms ex Diels. Carbohydrate Research 484: 1-5, Vietnam.
[6] Baghel, P.S., Sudip, R.Dr. (2017). Preliminary phytochemical screening of certain aphrodisiac plants used in traditional system of medicine. International Journal of Botany Studies 2(5): 33-36.
[7] Jothi, M.M., Lakshman, K. (2018). Preliminary studies of phytochemical investigation on coastal medicinal plants of boloor, mangalore. Indo American Journal of Pharmaceutical Sciences 5(2): 1309-1315.
[8] Fumio, A. (1999). Inhibitory Effects of Hydrolyzable Tannis from Melastoma dodecandrum Lour. on Nitric Oxide Production by a Murine Macrophage-Like Cell Line, RAW264.7, Activated with Lipopolysaccharide and Interferon-γ. Biological and Pharmaceutical Bulletin 2(6): 647-653.
[9] Verena M.D. et al.. (1998). The Griess Assay: Suitable for a Bio-guided Fractionation of Anti-Inflammatory Plan Extracts. Plant Med 64(5): 423-426.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.