MỘ TÁNG VÀ DI CỐT NGƯỜI Ở THÁI NGUYÊN SAU HƠN 30 NĂM PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU

Các tác giả

  • Nguyễn Đức Thắng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/937

Từ khóa:

Mộ táng, di cốt người, khảo cổ học, Thái Nguyên, cổ nhân Thái Nguyên

Tóm tắt

Thái Nguyên là một tỉnh bề dày lịch sử văn hoá, giầu truyền thống cách mạng. Trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên những di tích khảo cổ học có niên đại từ hậu kỳ đá cũ đến sơ kỳ thời đại đồ đá mới như: Phiềng Tung, Ngườm, Nà Ngùn, Thắm Choong, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2... Trong đó, đặc biệt với phát hiện di tích Ngườm đã cung cấp cho giới khảo cổ những nhận thức mới về con đường phát triển kỹ nghệ Ngườm - kỹ nghệ mảnh tước ở hậu kỳ đá cũ Việt Nam và Đông Nam Á[1]. Từ năm 2011 đến nay, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã khởi động lại nguồn mạch công việc, phối hợp với tổ chức một số đợt điều tra, khảo sát phát hiện mới hơn 10 di tích mới, đặt cơ sở khoa học cho công cuộc nghiên cứu thời tiền sử Thái Nguyên bước sang giai đoạn mới.

Trong bài viết này tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra, thu thập tài liệu mộ táng và di cốt người ở Thái Nguyên trong tổng số hơn 30 di tích khảo cổ đã được phát hiện từ trước đến nay. Với việc đi sâu phân tích đặc điểm di cốt của 5 bộ xương người được phát hiện trong 3 di tích, nghiên cứu nhằm điều tra đặc điểm táng tục và loại hình nhân chủng của người tiền sử ở Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp tư liệu nhằm phục dựng sơ lược cuộc sống của cổ nhân ở Thái Nguyên. Mặt khác, góp phần đóng góp vào việc xác định thành phần nhân chủng của cư dân ở Đông Bắc Việt Nam nói riêng và thành phần nhân chủng của Việt Nam nói chung.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tài liệu tham khảo

[1]. Quang Van Cay (1994), Nguom industry and its position in Stone Age in Vietnam. Dissertation for History doctoral degree. Archives of Archeology Library.

[2]. Quang Van Cay, Trinh Nang Chung, Ngo The Phong, Bui Van Tien (1981), Than Sa - relics of people in the Stone Age (Bac Thai).

[3]. Trinh Nang Chung (1998), Contributing to the study of Nguom site, Journal of Archeology, No. 4, pp.15 - 22.

[4].Nguyen Lan Cuong, Nguyen Thi Kim Thủy, Vo Hung (1982), About 3 human skeletons at Nguom rock site (Bac Thai), New Findings on Archeology in 1982, Institute of Archeology, pp. 34.

[5]. H. Mansuy (1925). Contribution a l’etude de la prehistoire de l’Indochine V - Nouvelles decouvertes dans les cavernes du massif calcaire de Bac- son (Tonkin), MSGI.Vol.XII. fase.1. Hanoi.

[6]. Nguyen Duc Thang (2014b), Discovering prehistoric cave relics in La Hien commune, Vo Nhai district, Thai Nguyen province, NAD 2014, Social Sciences Publishing House, Hanoi.

[7]. Nguyen Duc Thang (2015a), “Stone Age relics in Thai Nguyen after 34 years of discovery and research”, Journal of Arts and Culture, No. 01, pp. 33 - 35.

[8]. Museum of History (1969), The artifacts stored at the Vietnam History Museum on Bac Son culture, Ha Noi.

Tải xuống

Đã Xuất bản

2023-06-02

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. (2023). MỘ TÁNG VÀ DI CỐT NGƯỜI Ở THÁI NGUYÊN SAU HƠN 30 NĂM PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, 9(2). https://doi.org/10.51453/2354-1431/2022/937

Số

Chuyên mục

Khoa học Xã hội và Nhân văn