Cổ mẫu ông Đùng bà Đà: từ huyền thoại đến tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/206Từ khóa:
Cổ mẫu, ông Äùng bà Äà , huyá»n thoại, Nguyá»…n Xuân Khánh.Tóm tắt
Nguyễn Xuân Khánh là một trong những tác giả nổi bật của văn xuôi đương đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông như Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa luôn chú ý khai thác đề tài sức mạnh của văn hoa dân tộc trong dòng chày lịch sử vào những thời kỳ lịch sử đặc biệt. Bài báo này, dựa vào lý thuyết cổ mẫu, tập trung phân tích cổ mẫu ông Đùng bà Đà trong tiểu thuyết Mẫu Thương ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Ở đây, huyền thoại ông Đùng bà Đà không chỉ tồn tại trong những “mô thức cổ” trong đời sống tâm linh, chuyện kể dân gian, mà còn sống trong đời sống hiện đại, can dự vào các sự kiện xã hội, vào cuộc sống, số phận của các nhân vật, làm cho thực dân Pháp vừa thấy bí ẩn, vừa muốn lợi dụng, lại vừa sợ hãi. Khai thác cổ mẫu ông Đùng bà Đà, Nguyễn Xuân Khánh đã ca ngợi, khẳng định sức sống và sức mạnh bất diệt của văn hóa Việt Nam.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục;
2. Lưu Hồng Khanh (2006), Tâm lý học chuyên sâu ý thức và những tầng sâu vô thức, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh;
3. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội;
4. Nguyễn Quang Huy (2012), Thử dẫn vào nghiên cứu văn học từ góc nhìn cổ mẫu (archétype),Tạp chí Sông Hương, số 281(T.7-12), http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c266/n10601/Thu-dan-vao-nghien-cuu-van-hoc-tu-goc-nhin-co-mau-archetype.html, ngày 23/07/2012;
5. Jung Carl Gustav, Analytical Psychology (1968): Its theory and practice, Vintage Book;
6. Jean Chevalier – Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, Tp.Hồ Chí Minh;
7. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng ngàn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội;
8. Dẫn theo Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2011), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội;
9. Trần Thị An (2007), Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Tạp chí Văn học, số 6.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.