THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “MÔI TRƯỜNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON” CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2021/615Từ khóa:
hoạt Ä‘á»™ng trải nghiệmTóm tắt
Học phần “Môi trường và giáo dục môi trường cho trẻ Mầm non” không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà còn giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức đó trong giáo dục môi trường cho trẻ trong trường mầm non. Để việc học tập của sinh viên đạt hiệu quả, bên cạnh các hình thức tổ chức học tập trong lớp học cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài lớp như nghiên cứu thực địa, thí nghiệm, lao động, tham quan dã ngoại. Trong đó, học tập qua trải nghiệm là một phương pháp dạy học phát triển năng lực người học. Bài viết từ việc xây dựng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm, thông qua một giáo án cụ thể đã qua thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một cách thức thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học một học phần cụ thể thuộc chương trình đào tạo Giáo dục mầm non.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
Đinh Thị Kim Thoa (2015), Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Kỉ yếu hội thảo Quốc tế, Học viện Quản lí giáo dục.
Nguyễn Thị Liên (chủ biên, 2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Thị Liên (chủ biên, 2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục.
Trịnh Thu Huyền, Vận dụng mô hình dạy học trải nghiệm của David Kolb trong giảng dạy học phần “Giáo dục môi trường” cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học, trường Đại học Tây Bắc, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4/2020, tr 193 – 196.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.