Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi trong việc chuẩn bị vào học lớp 1 ở trường tiểu học
DOI:
https://doi.org/10.51453/2354-1431/2018/193Từ khóa:
Khả năng, ngôn ngữ, chuẩn bị và o há»c lá»›p 1Tóm tắt
Nghiên cứu 280 khách thể gồm 110 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 40 giáo viên mầm non; 110 phụ huynh và 20 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non, thuộc 4 trường mầm non trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang cho thấy, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi trong việc chuẩn bị vào học lớp 1 ở trường Tiểu học đạt trung bình. Trong đó, biểu hiện khả năng sử dụng lời nói để giao tiếp đạt mức độ cao nhất; khả năng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp ở vị trí thứ hai và khả năng hiểu biết ban đầu về việc đọc, viết có mức độ thấp nhất. Kết quả phản ánh đúng thực tiễn khả năng của trẻ em độ tuổi này và tác động của giáo dục cũng như vai trò của gia đình trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tải xuống
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Đức (1991), Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số tháng 12;
2. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên) (2012), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội;
3. Vũ Thị Nho (1998), Một số đặc điểm về sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh đầu bậc tiểu học, Tạp chí Tâm lý học số 5, tr 28-34;
4. Quyết định 239/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/02/2010, Quyết định phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015;
5. Đinh Hồng Thái (2013), Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội;
6. Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi;
7. Trần Thị Ngọc Trúc (2008), Cần chuẩn bị những gì cho trẻ vào lớp một, Nxb tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;
8. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (1999), Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
9. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2014), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép Quốc tế Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 .
Bài báo được xuất bản ở Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào được cấp phép theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế (CC BY-SA). Theo đó, các tác giả khác có thể sao chép, chuyển đổi hay phân phối lại các bài báo này với mục đích hợp pháp trên mọi phương tiện, với điều kiện họ trích dẫn tác giả, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào và đường link đến bản quyền; nêu rõ các thay đổi đã thực hiện và các nghiên cứu đăng lại được tiến hành theo cùng một bản quyền.
Bản quyền bài báo thuộc về các tác giả, không hạn chế số lượng. Tạp chí Khoa học Tân Trào được cấp giấy phép không độc quyền để xuất bản bài báo với tư cách nhà xuất bản nguồn, kèm theo quyền thương mại để in các bài báo cung cấp cho các thư viện và cá nhân.
Mặc dù các điều khoản của giấy phép CC BY-SA không dành cho các tác giả (với tư cách là người giữ bản quyền của bài báo, họ không bị hạn chế về quyền hạn), khi gửi bài tới Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, tác giả cần đáp ứng quyền của độc giả, và cần cấp quyền cho bên thứ 3 sử dụng bài báo của họ trong phạm vi của giấy phép.